Sáng tạo trẻ: Nhà nổi cho người dân vùng lũ
Tuổi thơ từng phải nhiều lần chạy lũ, phải di chuyển đồ đạc vô cùng vất vả mỗi khi lũ về, Nguyễn Minh Hoàng, sinh viên Đại học Xây dựng Miền Tây đã quyết định nghiên cứu thiết kế hệ thống nhà nổi lưỡng cư cho người dân vùng lũ.
Mô hình ngôi nhà nổi trên mặt nước của Hoàng.
Ngôi nhà tự nổi theo mực nước
Nguyễn Minh Hoàng cho biết, tuổi thơ của em cũng như những đứa trẻ đồng bằng sông Cửu Long gặp rất nhiều khó khăn khi phải cùng gia đình chạy lũ, chống lũ. Hoàng trải lòng về nỗi sợ hãi của mọi người, khi chỉ có thể nhìn ngôi nhà chìm trong nước lũ, trong lòng em đau đáu mong muốn giúp người dân của mình thoát khỏi hoàn cảnh này.
Hoàng cho biết: “Vì những khó khăn và điều kiện sống không đảm bảo của người dân vùng lũ nên em đã tạo ra nhà lưỡng cư có thể sống trên cạn và sinh sống bình thường khi lũ lên. Em mong muốn dự án sẽ giải quyết được khó khăn và thực sự giúp người dân vơi đi phần nào nỗi lo mùa lũ cũng như nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng. "
Theo thiết kế của Hoàng, ngôi nhà có thể ở trên cạn như bình thường, nhưng khi nước nổi ngôi nhà sẽ dâng cao theo mực nước và trở lại vị trí cũ khi nước rút.
“Các thùng phuy nhựa được đặt dưới kết cấu sàn với hệ thống trượt nổi độc đáo giúp nhà nổi an toàn, dễ dàng sử dụng và rất phù hợp với người dân vùng đồng bằng sông nước. "Hoàng tự hào. Dựa theo định luật lực đẩy của Archimedes, ngôi nhà sẽ được nổi lên nhờ lượng thùng phuy nhựa mà người dân không phải tốn tiền vận hành. Mọi người vẫn có thể yên tâm khi nước dâng cao như bình thường mà không cần di dời".
Mô hình canh tác ngay trên mái nhà vào mùa lũ (ẢNH: NVCC)
Hướng tới kiến trúc xanh
Theo Hoàng, ngôi nhà được làm bằng khung thép lắp ghép, tường bao quanh nhà bằng tấm panel (vật liệu xây mới) nên bền và có tuổi thọ cao. Nó cũng kết hợp với những vật liệu bỏ đi được đưa xuống từ các công trình cũ như cửa gỗ, tôn, thép hộp.
“Mô hình em đang thử nghiệm sử dụng cửa lá xách gỗ từ một công trình cũ, loại gỗ vừa rẻ vừa chất lượng rất tốt. Do dự án theo mô hình kiến trúc xanh, sạch đẹp nên em sử dụng loại cửa lá xách gỗ sẽ được dỡ bỏ. Ưu điểm của loại cửa này là thông gió tự nhiên rất tốt, hạn chế sử dụng quạt hay hệ thống điều hòa ”, Hoàng nói.
Do sử dụng vật liệu rẻ tiền nên ngôi nhà được xây dựng với giá thành rẻ và đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng lũ.
Hoàng bên cạnh những thùng phuy nhựa tại địa điểm đang xây dựng căn nhà mẫu
Ngoài ra, mô hình nhà nổi kiểu mái thái này còn được trang bị hệ thống trồng rau sạch trực tiếp trên mái. “Em đã dùng thép hộp làm khung chịu lực và dùng lưới B40 để trải trên mái. Sau đó em dùng những thùng trồng hoa để đựng đất trồng rau mà không ảnh hưởng đến mái tôn. Không chỉ vậy, phương tiện trồng rau này còn giúp giảm bức xạ mặt trời giúp nhà mát hơn. Thu hoạch rau dễ dàng nhờ thang lên mái. Với độ cao của mái là 15%, việc đi lại trên mái sẽ an toàn hơn ”, Hoàng nói.
Theo Hoàng, giải pháp trồng rau sạch trên mái nhà không chỉ giúp tăng thu nhập kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm cho mỗi gia đình do lũ thường kéo dài 3-4 tháng nên người dân không có đất canh tác.
Dự án hiện đang xây dựng nhà mẫu tại xã Thạnh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Hoàng hào hứng: “Em mong muốn dự án sẽ được nhân rộng trong thời gian tới ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như trên toàn quốc. Bởi tuy dự án chỉ mới sắp hoàn thành nhưng đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dân. "
Với những điểm tích cực có được, dự án của Hoàng đã đạt giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp CIC 2018 do Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Luật - Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
- Xem thêm: Một số mô hình nhà chống lũ hiệu quả
Theo House Viet Biên tập | Thanh niên