Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh và thời kỳ lên ngôi không còn xa
Quan sát cấu trúc đô thị hiện hữu cho thấy sự phát triển của TP.HCM không chỉ phía Đông - Đông Bắc mà còn lan rộng ở phía Tây - Tây Nam, đặc biệt là khu Tây Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hoà”.
Trong đó, đáng lưu ý tiến trình phát triển đô thị mạnh mẽ ở quận 8 thuộc khu Tây Nam được diễn ra song song với các dự án đầu tư về hệ thống hạ tầng giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Tác động hai chiều
Giới chuyên gia đô thị nhận định: Sự thay đổi diện mạo của quận 8 thông qua hạ tầng và sự phát triển mạnh của hàng chục dự án bất động sản lớn nhỏ với những thương hiệu địa ốc hàng đầu sẽ có tác động hai chiều, thúc đẩy sự phát triển đô thị ở khu vực phía Tây Nam TP.HCM.
Được biết, trong mô hình phát triển và cấu trúc không gian cho TP.HCM đến năm 2050 theo mô hình nén - tập trung - đa trung tâm và thích ứng thì cấu trúc không gian đô thị chủ đạo và kết nối vùng bao gồm trục xuyên tâm Đông - Tây Nam, Tây Bắc - Nam. Vùng trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15km thì địa bàn quận 8 được khoanh trong vùng này.
Bản đồ vị trí Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh
Trung tâm phía Tây Nam thành phố được định hướng sẽ phát triển thương mại, dịch vụ, y tế, kho vận và các trung tâm hỗn hợp. Trung tâm này được kết nối đa phương tiện, đặc biệt là các tuyến metro và các phương tiện giao thông công cộng khác. Trong tương lai, khi hình thành các tuyến metro số 3B, số 5 và số 6 được cho là sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ cho vùng đất Tây Nam.
Thời gian qua đã có một số công trình hình thành từ tầm nhìn, chủ trương của TP.HCM đã giúp thay đổi diện mạo khu vực Tây . Từ khi tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, các tuyến đường Phạm Thế Hiển, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chữ Y, cầu Chà Và, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Nhị Thiên Đường...được xây dựng đã đem lại màu sắc cuộc sống mới, tạo điều kiện cho các khu dân cư mới đồ sộ hình thành, nhất là ở quận 8.
Trong quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, bên cạnh cụm trung tâm thành phố (Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ Thiêm, Phú Mỹ Hưng) thì một trong bốn trung tâm khu vực là hướng Tây - Tây Nam với “Khu đô thị Tân Tạo - Tân Kiên” thuộc địa phận huyện Bình Chánh. Đây là cửa ngõ giao thương kết nối Tp.HCM với các tỉnh Đông/Tây Nam Bộ với các đầu mối giao thông quốc lộ 1A, đường vành đai 2, đường vành đai 3, tuyến UMRT3.
Bản đồ quy hoạch một số công trình giao thông trọng điểm tại Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh
Theo giới chuyên gia, Trung tâm này cần được phát triển tại các “đầu mối giao thông” theo hướng “đô thị nén” với mật độ dân cư cao, kinh tế tập trung để giúp giảm tải cho cụm trung tâm hiện hữu. Nếu nhìn vào bản đồ quy hoạch này thì sẽ thấy địa bàn quận 8 nằm ở “vị trí vàng” khi vào trung tâm thành phố quá gần, bước ra trung tâm khu vực thì cũng không xa.
Quận 8 rất gần trung tâm TP. HCM, giao thông khá tiện lợi về Thành phố, từ đây về Thành phố có 2 ngả chính, một là đường Phạm Thế Hiển về ngay trung tâm và hai là hướng Cầu Phú Định, hình thành năm 2015 nối liền với đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 6.
Mặt khác, do giáp quận 7 nên quận 8 cũng được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng hiện đại của khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Với vị trí giao thoa của 2 đô thị Tây và Nam cùng với vai trò là cửa ngõ của khu Tây Nam và kề cận khu vực kinh doanh sầm uất như quận 5, quận 8 được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển và sẽ là đô thị lớn trong tương lai gần.
Vào tháng 11/2017, UBND TP HCM đã chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện các thủ tục và triển khai đầu tư dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên (nối quận 6 và quận 8) theo hình thức Hợp đồng BT. Cây cầu này bắc qua kênh Tàu Hủ và kênh Đôi, góp phần giảm áp lực giao thông trên đường Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh và giảm quá tải cho cầu Chà Và.
Dự đoán khi triển khai xây cầu Bình Tiên này, cộng với kỳ vọng xây cầu Phú Định ở quận 8 trong tương lai gần (dự án quan trọng thuộc tuyến Vành Đai 2 nhằm nối 2 khu vực đô thị quan trọng là phía Nam và phía Tây của thành phố) sẽ tạo cú hích vô cùng lớn cho thị trường bất động sản quận 8 nói riêng và khu Tây Nam nói chung.
Theo House Viet Biên tập & Tổng hợp