Phong thủy giếng trời trong kiến trúc hiện đại
Việc mở giếng trời không chỉ đón nhiều ánh sáng hay đón gió tốt mà về cơ bản là cân bằng Âm - Dương. Mở giếng trời ở giữa là kích hoạt các luồng sinh khí, tăng hoạt tính của Trung Cung Đường Cơ (Hình 1a và 1b: so sánh trước và sau khi mở giếng trời). Tuy nhiên, nếu nhà không quá dài, diện tích nhỏ, không tối, không có các phòng ở giữa mà phải xuyên qua thì không nhất thiết phải mở giếng trời ở giữa mà chỉ cần. tạo sự thông thoáng trên nóc giếng thang và bên hông. sau (kết hợp sàn nước, sân phơi) là đủ. Việc mở nhiều giếng trời thậm chí khiến Dương vượng, Âm suy giảm, nhà lúc nào cũng sáng sủa (nhất là những hướng có ánh nắng gay gắt như hướng Tây).
Giếng trời cũng nên là không gian tiếp khách, đừng biến đây thành nơi hút gió đơn thuần. Tốt nhất nên kết hợp giếng trời với hành lang để làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn (Hình 2, 3, 4) hoặc một không gian xanh luôn hiếm hoi trong điều kiện nhà ở đô thị ngày nay.
“Tụ thủy tụ khí không tán”, ngưng tụ nước nhưng không để nước bị úng, tức là có nước chảy vào, nước luân chuyển để kích hoạt sinh khí, tránh ứ đọng. Có thể đưa Tiêu Sơn Thủy (sông núi thu nhỏ) vào bên trong thông qua việc tổ chức sân vườn tiểu cảnh. Cũng có thể đặt một bể cá với bộ lọc nước tuần hoàn, hoặc đơn giản là một máy phun nước nhỏ cũng là điểm thu hút và tạo sự lưu thông nước trong nhà rất tốt (Hình 5, 6, 7).
Khi mở giếng trời, cần xem xét ngôi nhà nằm ở hướng nào, có nắng và gió, để mái che giếng trời được cố định hoặc kéo ra để chủ động hơn trong việc điều tiết ánh sáng, chống mưa nắng gay gắt. trong nhà. Với giếng trời để trống hoàn toàn làm sân, việc lấy nước mưa và tạo sân vườn, non bộ, xử lý tường phụ, sàn nhà… cần phải thực hiện cẩn thận để tránh thấm dột và đạt hiệu quả cao.
Bài: KTS Hà Anh Tuấn / Ảnh: Nguyễn Hùng