Bánh vẽ từ các “ông thần” đa cấp dưới mác công nghệ 4.0
Những từ ngữ như “học làm giàu”,“mắc ca tỷ đô”,“thần đèn MyAladdinz – vuốt ra tiền”… đấy là những từ ngữ ví von được công chúng quan tâm trong thời gian trở lại đây. Thời gian gần đây, những “ông thần” vẽ ra một chiêu thức “tiền đẻ ra tiền” dưới mác công nghệ nghệ 4.0 khiến cho hàng ngàn người sập bẫy.
Với chiêu thức “làm giàu không khó”, những doanh nhân như Nguyễn Thái Luyện, Phạm Thanh Hải, Lê Hoàn… Đã tạo ra những miếng bánh vẽ được cho là ngon, bổ, rẻ thu hút hàng nghìn “con mồi”.
Những vụ án lừa đảo có chung một hình thức là tạo ra lợi nhuận cao và mô hình hình đa cấp để thu hút các nhà đầu tư, cá nhân tham gia. Một số hình thức như các ứng dụng công nghệ, đồng tiền ảo cũng được tận dụng triệt để.
Tất nhiên để thu hút người dùng thì những “ông thần” này cũng sử dụng các chiêu thực truyền thống trong marketing như tổ chức sự kiện rầm rộ, tặng quà, thưởng lớn cho người tham gia …
Những doanh nhân “nổ” đều cùng chung một phương thức hoạt động, đánh vào lòng tham người dân và ít hiểu biết về công nghệ, tài chính. Dù những chiêu thức này “xưa như trái đất” và đã có rất nhiều cảnh báo từ xã hội, người thân nhưng vẫn có không ít người dính bẫy.
Một vụ án nổi tiếng làm xôn xao dư luận điển hình là doanh nhân Nguyễn Thanh Hải, ông đã huy động 2.725 tỷ đồng từ các nhà đầu tư với lãi suất cao. Nhiều nạn nhân đã bị cuốn hút vào các dự án mà ông Hải vẽ ra tại các Hội thảo “học làm giàu”.
Cái bẩy mà Hải giăng ra là huy động vốn cho dự án “mắc ca tỷ đô” với lợi nhuận rất cao. Hải đã bị truy tố với tội danh chiếm đoạt tài sản.
Trong lĩnh vực bất động sản vụ án nổi tiếng bậc nhất là lừa đảo dự án ma. Nguyễn Thái Luyện thành lập công ty Địa ốc Alibaba và chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi đã lừa được 6.700 khách hàng với số tiền khoảng 2.500 tỷ đồng. Luyện đã tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách cam kết trả lợi nhuận cao và bán đất giá rẻ. Tuy nhiên, các dự án của Luyện đều là dự án ma. Hiện tại, Luyện và đồng bọn đang bị truy tố trước pháp luật.
Những cú lừa trước vẫn chưa làm cho các vị khách thôi mộng tưởng về phương thức “làm giàu không khó”, mới đây một vị “thần đèn” đã làm cho cộng đồng mạng dậy sóng với chiêu thức cũ nhưng vẫn có nhiều người “mắc câu”.
Lê Hoàn, ông chủ MyAladdinz. Hoàn từng thành lập một công ty liên quan đến tiền ảo lừa đảo. Ứng dụng MyAladdinz tại Việt Nam chịu sự điều hành của Apota Educatinon, một công ty ra đời vào năm 2019.
Theo các quảng cáo rầm rộ trên mạng, người dùng có thể tham gia ứng dụng bằng cách đăng ký tài khoản, điền thông tin cá nhân, thông tin về người giới thiệu, đồng thời nạp tiền vào tài khoản của mình ít nhất 100 USD (gần 2,4 triệu đồng) để sử dụng. Số tiền sau khi nạp vào tài khoản được quy đổi thành "gem", mỗi "gem" tương ứng với 1 USD.
Người dùng thanh toán hóa đơn bằng "gem" và được ứng dụng MyAladdinz hoàn trả 80% "gem" khi giao dịch hoàn thành chứ không hoàn lại bằng tiền thật, rồi sau đó dùng "gem" đổi ra "điểm" (hay còn gọi là Point) để nhận lãi từ 0,2 đến 0,1% điểm mỗi ngày.
Mô hình đa cấp cũng được Hoàn tận dụng triệt để với chính sách khi cá nhân tham gia trước giới thiệu người tham gia sau sẽ nhận được chiếc khấu hoa hồng cao.
Tất cả các khoản tiền đấy đều không có thực, những “doanh nhân dỏm” đánh trúng tâm lý lòng tham khách hàng nên tạo ra những “miếng mồi ngon” và người “sập bẫy” giờ đây chỉ biết kêu gọi cộng đồng mạng và chờ cơ quan chức năng vào cuộc.
Các khoá đào tạo về phân quyền của Gold Time luôn thu hút rất nhiều người tham gia.
Một mô hình đa cấp khác cũng được quan tâm nhiều của dư luận là việc là Gold Time. Lãnh đạo công ty này đã “vẽ” ra rất nhiều dự án để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư mua “phân quyền” với giá 3.000.000 đồng. Tất nhiên, để thu hút người mua thì Gold Time cũng đã thu hút người tham gia bằng mô hình đa cấp với mức chiết khấu cao. Hiện tại đã có gần 400.000 người tham gia công ty này. Lãnh đạo của Gold Time đang bị tạm giữ để điều tra.
Theo Cafeland