Long An đón sóng bất động sản khi hạ tầng được đầu tư mạnh
Bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19, thị trường nhà đất tại Long An vẫn thu hút sự quan tâm của người mua trong những tháng gần đây. Mức độ tìm kiếm bất động sản tỉnh này vượt qua 6 địa phương khác tại khu vực phía Nam, đứng vị trí dẫn đầu với con số tăng trưởng ấn tượng 54%.
4 điểm sáng trọng điểm phát triển kinh tế Long An
Tuy nhiên, mức độ quan tâm của nhà đầu tư không dàn trải mà tập trung vào một số khu vực lõi mang tính chiến lược. Cụ thể, tại 4 huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa, các loại hình bất động sản được tìm kiếm đầu tư nhiều nhất gồm biệt thự liền kề, đất nền dự án, đất thổ cư, nhà phố liền kề...
Không phải ngẫu nhiên, điểm sáng đầu tư thị trường tại Long An lại dồn vào 4 huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc. Theo định hướng quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030, 4 huyện này là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Long An, diện tích tự nhiên chiếm khoảng 60% so với toàn tỉnh.
Tỉnh định hướng phát triển phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức - Tân An và các đô thị công nghiệp đặc thù ở Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước. Đến hiện tại, Cần Đước đã lên đô thị loại IV theo đúng lộ trình quy hoạch của Long An.
Ngoài ra, theo đề án Quy hoạch vùng TP.HCM thì 3 huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM và được hưởng nhiều ưu đãi, lợi thế riêng.
Khu vực được đầu tư hạ tầng giao thông lẫn các cụm, khu công nghiệp
Các dự án hạ tầng lớn kết nối Long An với vùng lõi đô thị TP.HCM đang phát triển mạnh mẽ. Có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe thông với khu công nghiệp Long Hậu. Tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và khu đô thị - cảng Hiệp Phước.
Thêm vào đó, tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được mở rộng 30 m trong thời gian sắp tới để nối quận 7 và Cần Giuộc, nâng cấp và mở rộng quốc lộ 22, Tỉnh lộ 830, Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc.
Đặc biệt, ngoài tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã kết nối xuyên suốt với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thông qua đại lộ Võ Văn Kiệt và Đại lộ Nguyễn Văn Linh, trong năm 2020 tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua các huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An), huyện Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) thông xe sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ rút ngắn thời gian rất nhiều.
Hạ tầng phát triển, Long An hút đầu tư
Đó là chưa kể đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước có tổng chiều dài khoảng 35,8 km cũng đang được triển khai. Tuyến đường này sẽ giảm tải cho nội thành TP.HCM và là tuyến đường huyết mạch trung chuyển hàng hóa đi cảng Hiệp Phước.
Đặc biệt, đề xuất mới đây Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM và Sở GTVT tỉnh Long An đã có buổi họp về việc thống nhất có 23 tuyến đường kết nối hai địa phương quan trọng cần được ưu tiên đầu tư. Trong đó 12 đường hiện hữu cần được đầu tư mở rộng, kết nối đồng bộ; 8 đường triển khai theo quy hoạch được duyệt và 3 tuyến đường cần nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch.
Cụ thể, với đường Võ Văn Kiệt, TP.HCM đang thực hiện dự án nối dài đường từ nút giao quốc lộ 1 tới nút giao Tân Tạo - Chợ Đệm (Bình Chánh). Sở GTVT TP và Long An thống nhất sắp tới đường Võ Văn Kiệt sẽ được nghiên cứu nối dài từ TP đến Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô (huyện Đức Hòa).
KCN hút nhà đầu tư, BĐS liền kề “tăng nhiệt” hấp thụ
Với quốc lộ 50 từ Bình Chánh (TP.HCM) được mở rộng kết nối với Cần Đước (Long An). Hiện trạng đường này (phía TP) có bề rộng 9 - 15m, dự kiến mở rộng với quy mô lên 34m (6 làn xe). Trong khi đó, quốc lộ 50 qua tỉnh Long An chưa có kế hoạch đầu tư mở rộng.
Cùng với việc mở rộng, TP.HCM sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư làm đường song song quốc lộ 50 từ đường Phạm Hùng (huyện Bình Chánh) đến Long An từ giai đoạn 2021-2025.
Với quốc lộ 1 (phía TP) hiện chỉ rộng 24m, dự kiến mở rộng 52m đoạn từ nút giao Bình Thuận đến Tân Kiên (Bình Chánh) giai đoạn 2021-2025. Đoạn còn lại đến ranh Long An sẽ tiếp tục đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, TP.HCM và Long An cũng sẽ nghiên cứu đường mở mới phía tây bắc dài khoảng 19,8km có điểm đầu tại Quốc lộ 1 (Bình Tân) và điểm cuối tại Vành đai 4 gần thị trấn Hậu Nghĩa (Long An) với quy mô 6 làn xe.
Đường trục giao thông rất quan trọng này kết nối TP đi tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây, sẽ chia sẻ lượng xe trên tỉnh lộ 9 và 10 hiện hữu cải thiện giao thông tạo tiền đề phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, 2 địa phương cần tập trung nguồn lực mở đường mới trong giai đoạn từ 2021-2025.
Ngoài các tuyến nêu trên, nhiều tuyến đường khác cũng được đề cập sẽ mở rộng, đầu tư nối dài như đường Lê Văn Lương, đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) kết nối đường tỉnh 824 (huyện Đức Hòa), làm đường Long Hậu (nối từ huyện Nhà Bè với đường tỉnh 826E huyện Cần Giuộc).
Cafeland